ĐỂ BỘT MÌ CHINH PHỤC THỊ TRƯỜNG CHÂU ÂU

P/v Ông Lê Hữu Hùng, Chủ tịch HĐTV Công ty TNHH XNK – TM – CN – DV Hùng Duy (Tây Ninh)

Trong giai đoạn khó khăn hiện nay, nhiều doanh nghiệp đối mặt với rất nhiều rủi ro trong đó có rủi ro về tài chính, do lệ thuộc vào quá nhiều từ nguồn vốn vay từ ngân hàng. Xong, cũng có những doanh nghiệp do biết ”Liệu cơm gắp mắm“, đã vượt qua được thử thách và vẫn giữ được vị trí là một doanh nghiệp đầu đàn của địa phương mình.

Công ty TNHH Thương mại – Công nghệ – Dịch vụ Hùng Duy ở tỉnh Tây Ninh là một trong những trường hợp như vậy. Ông Lê Hữu Hùng Chủ tịch HĐTV đã chia sẻ với TBK – TVN những kinh nghiệm cùng một số vấn đề còn băn khoăn của mình.

Thưa ông là một doanh nghiệp kinh doanh đa ngành và có độ ”phủ sóng“ rộng khắp địa bàn tỉnh Tây Ninh, chắc hẳn Hùng Duy đã chịu một áp lực không nhỏ trong giai đoạn khó khăn vừa qua?

– Nói Hùng Duy chúng tôi không bị ảnh hưởng của khủng hoảng hay khó khăn trong thời gian này thì cũng không hẳn.

Thật ra, mỗi địa phương có đặc thù khác nhau, Ở Tây Ninh, doanh nghiệp đầu tư vào bất động sản ít lắm, các doanh nghiệp nông nghiệp tầm trung và khá thì nhiều nên cũng bị tác động của khủng hoảng kinh tế không lớn

Mỗi doanh nghiệp có một phương cách ứng phó khác nhau với khó khăn quan trọng là phải biết “Liệu cơm gắp mắm”. Công ty Hùng Duy có vay vốn nhưng cơ cấu vốn vay trên vốn tự có thấp và chỉ vay vốn lưu động nên chủ động được tài chính và ít bị ảnh hưởng.

Khác với nhiều tập đoàn kinh doanh đa ngành tại Việt Nam trong thời gian qua đã gặp rất nhiều khó khăn, thậm chí “sụp đổ” mà tôi cho rằng nguyên nhân nội tại là chủ yếu, việc kinh doanh đa ngành của công ty Hùng Duy lại có cái lợi là lấy cái này bù cái kia, song cũng chỉ là một yếu tố, cơ bản vẫn là quá trình xây dựng thương hiệu và uy tín về tài chính.

Một trong những bài toán gian nan của hầu hết các doanh nghiệp sản xuất là hàng tồn kho. Hùng Duy cũng không là ngoại lệ?

– Hùng Duy tồn kho rất ít, hiện công ty có 2 nhà máy chế biến tinh bột mì (Công suất 200 tấn tinh bột mì/ngày/nhà máy), mỗi năm xuất khẩu trên 50,000 tấn bột lương thực, đạt doanh số cao và nộp ngân sách cao thuộc hàng “Top của tỉnh”. Chúng tôi tự hào làm được điều đó vì thương hiệu sản phẩm của Hùng Duy đã có chỗ đứng vững chắc trên Thị trường.

Trong lĩnh vực kinh doanh vật liệu xây dựng, Hùng duy đang là nhà phân phối độc quyền tất cả các mặt hàng sắt thép xây dựng của công ty Vinakyoei Steel. Hùng duy cũng là nhà phân phối hàng tiêu dùng cho các thương hiệu danh tiếng: Unilever, Vinamilk, Kinh Đô, Bourbon, Abbott, Castrol, Kimberly – Clark, .…ở lĩnh vực kinh doanh vận tải hàng hóa, Hùng Duy hiện có gần 100 đầu xe gồm khoảng 60 đầu xe trọng tải từ 1 – 40 tấn (cả container), và gần 40 xe vận chuyển giao hàng, bán hàng bình ổn, giao hàng khắp địa bàn của tỉnh. Ngoài ra, Hùng Duy còn kinh doanh xăng dầu, trước hết, trước hết để cung cấp nhiên liệu cho số đầu xe của công ty, nhằm tránh bị thất thoát do đặc thù của ngành kinh doanh xăng dầu. Nói chung, chúng tôi rất quan tâm đến vấn đề xây dựng thương hiệu bền vững, nên vệc làm cách nào để hạn chế thấp nhất rủi ro được đặt biệt xem trọng.

Vấn đề xây dựng vùng nguyên liệu bộ mì để cung cấp cho các nhà máy?

– Khác với nhiều doanh nghiệp sản xuất và chế biến hàng nông sản, Hùng Duy lại không có vùng nguyên liệu và cũng không trồng mì (sắn)

Chúng tôi thu mua toàn bộ từ bà con nông dân, Tây Ninh là địa phương có diện tích cây sắn lớn nhất nhì trong trong khu vực Đông Nam Bộ (Khoản 40.000 ha với sản lượng hơn 1 tấn củ tươi). Nguồn cung củ mì của bà con nông dân ở Tây Ninh cung cấp cho các nhà máy chế biến của chúng tôi từ trước đến nay chưa bao giờ thiếu hụt, vấn đề là chúng tôi luôn thuận mua vừa bán, khi mua hàng là “Tiền trao cháo múc” liền, không nợ nần, không mua non, mua thiếu, điều này làm bà con phấn khởi hơn, thu nhập cũng ổn định hơn do không sợ bị “xù nợ” còn về phía doanh nghiệp, luôn có sẵn nguồn vốn lưu động nên nhận hàng là trả tiền ngay, không để mắc nợ bất cứ khách hàng nào. Hùng Duy đã vượt qua thách thức, khó khăn một phần là vì cách làm này

Cây mì là một trong 2 cây chủ lực ( cùng với cao su) của Tây Ninh. Vậy, chính quyền địa phương có chính sách hay chương trình nào hỗ trợ cho doanh nghiệp không? Và các doanh nghiệp trong ngành có cùng liên kết để hỗ trợ nhau trong sản xuất và cạnh tranh trên thương trường không, thưa ông?

Thị trường truyền thống của chúng tôi là Trung Quốc, Indonesia, Đài Loan, Bangladesh… Song 70% là ở Trung Quốc. Chúng tôi đang xúc tiến việc tìm mới và mở mở rộng thị trường sang châu Âu để đa dạng hóa thị trường xuất khẩu. Hiện tại, chúng tôi đang có những đơn hang nhỏ lẽ đi một số nước châu Âu tại đây họ khá dễ tính do ít bị rang buộc bởi một số yêu cầu về tiêu chuẩn, vấn đề an toàn vệ sinh thực phẩm… mặc dù chúng tôi đã có ISO 9001:2008 cùng một số tiêu chuẩn khác. Với các công ty lớn tại châu Âu, họ đòi hỏi hang có số lượng lớn với những tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn tương ứng với đó là chúng ta cần phải có những nhà máy lớn với công suất lớn, được đầu tư đồng bộ. Tuy nhiên, đây lại chính là điểm “vướng mắc”.

Bởi vì, từ trước tới nay, UBND tỉnh luôn khống chế không cho mở rộng hay xây dựng nhà máy công suất lớn (chỉ 200 tấn trở lại). Nguyên nhân của vấn đề là ngày trước, tỉnh đã có quy hoạch nguồn nguyên liệu chung rồi, công suất các nhà máy đã được tính toán sao cho phù hợp với diện tích vùng nguyên liệu đã quy hoạch. Nay, nếu duyệt cho tang công suất, tỉnh lo ngại sẽ lấy đâu ra nguyên liệu.

Tuy nhiên, như đã nói, ở Tây Ninh đang tồn tại “vùng nguyên liệu thứ 2”, đó là vùng giáp biên giới Campuchia được biết chiếm đến khoảng 50% nguồn nguyên liệu hiện tại của tỉnh. Vấn đề này, không chỉ riêng chúng tôi mà nhiều doanh nghiệp ở Tây Ninh đã từng có đề xuất nhưng đến nay vẫn chưa thấy có tín hiệu lạc quan nào. Mặc dù vậy, một nhóm doanh nghiệp đầu đàn của tỉnh gồm cả Hùng Duy, đang tiếp tục làm công tác “tham mưu” cho lãnh đạo để có cách nào hỗ trợ nhanh nhất, hiệu quả nhất cho cộng đồng doanh nghiệp trong vấn đề này, cũng là phương cách phát triển và mở rộng thị trường xuất khẩu bột mì ( và cao su) sang thị trường Châu Âu đầy tiềm năng này. Nhóm chúng tôi cũng đang xúc tiến việc thành lập “Hiệp hội ngành mì Tây Ninh”, vừa tạo sân chơi chung, có tiếng nói chung vừa để liên kết bảo vệ nhau trên thương trường quốc tế.

Nguồn tin : http://vneconomy.vn/